Tết nguyên đán – ngày lễ quan trọng nhất của người việt


Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là tiết lễ đầu tiên của năm bắt đầu từ lúc giao thừa. Nguyên là bắt đầu. Đán là buổi sớm. Tết Nguyên Đán tức là Tết mở đầu cho một năm mới với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang.

Người Việt ta quen gọi là Tết. Tết nguyên đán là tết cổ truyền từ rất lâu đời. Người Việt Nam xưa sống chủ yếu bằng nghề nông, gắn bó với đồng ruộng, hoà nhập với Trời – Đất thành một chỉnh thể hài hoà. Vì vậy, Tết đến là dịp để mọi người nghỉ ngơi, vui hưởng thú xuân. Nhà nhà tưng bừng đón Tết, ngườin gười nô nức đón Tết.

Vào những ngày này, người dân Việt dành cho nhau những lời chúc tụng đẹp đẽ nhất, tốt lành nhất: người làm nghề nông thì được chúc “mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu”; các Nho sinh thì được chúc “thi cử đỗ đạt, hiển vinh”; các cụ già thì được chúc “sống lâu trăm tuổi”; Các cặp vợ trồng thì được chúc “đầm ấm hạnh phúc… Và điều quan trọng nhất đối với mọi người là được chúc sức khoẻ, mọi sự tốt đẹp, yên lành.

Lối ứng xử với gia đình, với cộng đồng, với xã hội của Người Việt luôn thể hiện đầy đủ “đạo lý uống nước nhớ nguồn”. Và điều đó càng được khẳng định rót nét trong dịp Tết Nguyên đán. Đây là một lối sống đẹp đẽ tràn đầy tình cảm, tình thân ái được truyền lại từ ngàn đời nay.

Chuẩn bị Tết Nguyên Đán

Thời xưa, nhân dân ta lo sửa soạn Tết từ rất sớm, có khi từ vài tháng trước Tết. Họ chuẩn bị kỹ càng từ nguồn thực phẩm ăn tết cho đến những thứ nhỏ bé nhất để phục vụ ngày tết như: nuôi lợn, chẻ lạt, buộc giò, lá gói bánh chưng..Nhiều nơi còn có tục chơi “họ giò bánh”, mỗi tháng những thành viên trong một “họ giò bánh” góp tiền cho “nhà cái”. Nhà cái lấy tiền đó đong lúa, nuôi lợn, trữ sẵn để đến Tết có cái bánh chưng và giò chia nhau. Những người làm nghề trồng cây cảnh, phải lo xén tỉa để bán cho kịp Tết. Vào những ngày áp Tết, các gia đình thường lo dọn dẹp, trang hoàng, quét vôi lại nhà cửa để đón Tết. Người tra đặc biết chú trọng khai quang, lau dọn nơi thờ cúng Tổ Tiên sao cho thật sạch sẽ, vì cho rằng ngày Tết, Tổ Tiên sẽ về ngự trên bàn thờ để vui Tết cùng con cháu. Ở một số vùng quê, nhiều nhà còn thay cả mấy ông đầu rau mới nặng bằng đất sét.

Đến chiều 30 Tết thì việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa phải được hoàn tất. Trên bàn thờ và trong bếp được rẩy một chúc nước ngũ vị hương để tẩy uế, hoa quả được bày lên các ban, hai bên bàn thờ được dựng hai cây mía để làm gậy ông Vải.

Trưa hôm ba mươi, các gia đình làm lễ cúng tất niên, đồng thời đón trước Tổ Tiên về dự Tết. Từ lúc này, trên bàn thờ lúc nào đèn nến cũng sáng, hương nhang ngan ngát cho đến khi hết Tết.

Vào dẹp Tết, người dân Việt Nam thường có lệ biếu quà Tết để tỏ lòng cung kính, hiếu thảo hoặc biết ơn. Con cháu đã ra riêng thì đem lễ đến biếu Tết cha mẹ, ông bà. Học trò thì mạng lễ biếu, người bệnh thì biếu thầy thuốc, bà con bạn hữu cũng lo biếu lẫn nhau. Vì vậy, một trong những ngày áp Tết, không khí thường rất nhọn nhịp, náo nhiệt.

Thời khắc Tết Nguyên Đán

Tết được bắt đầu vào khoảnh khắc hai năm: cũ – mới gặp nhau và ly biệt gọi là Giao thưdaf. Điểm hội tụ và phân ly ấy xảy ra vào đúng nửa đêm, và là thời khắc thiêng liêng nhất của một năm. Giưã không gian tĩnh lặng bỗng những tia sáng loé lên, pháo hoa, pháo sáng rực rỡ trên khắp bầu trời. Tiếng chúc tụng nhau của người lớn, tiếng hát hò, đùa vui của trẻ thơ bỗng chốc phá tan bầu không khí yên ả. Những lễ tục cầu mong cho mọi sự của năm mới đều tốt đẹp được tiến hành: trong các đường làng ngõ xóm, từng đoàn trẻ con nghèo hát: “Xúc sắc xúc xẻ” chúc mừng mọi gia đình, lệ giữ lửa qua đêm giao thừa, lễ trảm tự (chém chữ), tục gọi gạo…

Người dân Việt thuần tuý rất tha thiết với Tết, nhất là ở nông thôn. quanh năm vất vả, Tết mời là dịp để họ nghỉ ngơi. Bao nhiêu lo nghĩ người ta gác một bên dể hưởng thú xuân cho đầy đủ. Cảnh xuân muôn hồng ngàn tía, pháo xuân nổ rền rắc hồng trên ngõ, nhát là miền Trung và miền Bắc, thêm mưa xuân phơi phới càng làm cho con người thêm xúc cảm dạt dào trước cảnh xuân, ngày Tết.

Người ta đợi Tết một cách trịnh trọng, người ta đón Tết một cách náo nhiệt, hân hoan. Từ xưa, những tục lệ ngày Tết vẫn làm cho Tết thêm ý nghĩa vằ cũng phần nằo tăng niềm vui phấn khởi cho con người lúc Tết đến xuân về.

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất, tiêu biểu nhất của người Việt nên được gọi là Tết Cả để phân biệt với các tết khác như: Tết mùng 5 tháng 5, Tết Trung thu, tết cơm mới. Lễ hội toàn dân này đã mở màn cho mùa lễ hội kéo dài từ xuân cho tới hết thu trên khắp các miền quê của đất nước. Trong dịp Tết, người Việt sống trong lễ thức tôn nghiêm cùng đạo đức cộng đồng. Rồi ngay sau đó, khắp các làng quê đâu đâu cũng mở các cuộc vui, trò chơi, hội thi tài vừa để giải toả nỗi nhọc nhằn của cuộc sống năm qua, vừa để cầu mong Tổ Tiên và các vị Thần linh phù hộ, để con cháu bước vào năm mới với một tâm niệm thiết tha: năm mới phải tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc hơn năm cũ.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *